Mọi người thường nghĩ tiền điện gia tăng hàng tháng bắt nguồn từ chiếc máy lạnh nên dùng mọi cách chỉnh sửa máy mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Nguyên nhân có thể bất nguồn là từ các vật dụng xung quanh ảnh hưởng đến máy. Mời bạn hãy cùng các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh quận thủ đức tìm ra những nguyên nhân này nhé!
- Bí kíp mua máy lạnh chính hãng giá rẻ
- Hướng dẫn sửa máy lạnh tại nhà hay hơn cả chuyên gia
- Cách khắc phục máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh
Xem thêm: Bí kíp mua máy lạnh chính hãng giá rẻ 1) Chỉnh hướng gió đến vùng sinh hoạt của gia đình
Thường xuyên vệ sinh máy: Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.
Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/ 1 lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông, vẩy khô hay phơi nắng lưới lọc. sau đó lắp đúng trở lại vị trí như ban đầu là được.
2) Sử dụng máy lạnh một cách thông minh
Chỉnh hướng gió:Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc…). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.
Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải: Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10 độ C là được.
3) Cửa kính chưa chắc cách nhiệt tốt
Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Nhưng không phải lúc nào dùng cửa kính để cách nhiệt cũng đều có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thủy tinh thành là các “bẫy nhiệt” rất tốt. Nó chỉ tiếp nhận nhiệt mà không chịu nhả ra. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.
Kín nhưng cần trao đổi khí: Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát “hơi” lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Thỉnh thoảng (15 phút hay nửa giờ) cũng cần phải mở cửa phòng để “đuổi” bớt không khí “tù hãm” trong phòng và đưa “gió tươi” khí sạch từ bên ngoài. Mở cửa khoảng vài phút cho gió tươi mới vào là được.
Chọn màu sáng: Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Nếu được, cửa sổ phòng nên treo màn màu sáng.